[1] Mạng máy tính là gì ?
Mạng máy tính là cơ sở của giao tiếp trong CNTT. Chúng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và có thể bao gồm nhiều loại mạng khác nhau. Mạng máy tính xuất hiện từ những năm 1960 và đã trải qua một chặng đường phát triển dài kể từ đó.
1/ Khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là tập hợp các thiết bị có khả năng truyền dữ liệu được kết nối với nhau, để giao tiếp và trao đổi dữ liệu lẫn nhau.
Trong một hệ thống mạng có thể truyền tải rất nhiều kiểu dữ liệu, loại dữ liệu và các ứng dụng khác nhau.
2/ Phân loại mạng máy tính
LAN (Local Area Network) là mạng cục bộ, kết nối các host trong một khu vực bán kình hẹp, thường khoảng vài trăm mét. Môi trường truyền thông có tốc độ kết nối cao
WAN (Wide Area Network) là mạng diện rộng, kết nối các host nội bộ quốc gia, hay giữa các quốc gia trong cùng châu lục. Thông thường các kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông.
MAN (Metropolitan Area Network) Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố.
Enterprise Private Network : Được doanh nghiệp sử dụng để kết nối các chi nhánh, ở các địa điểm khác nhau để có thể chia sẻ tài nguyên nội bộ trong doanh nghiệp
INTERNET : Mạng toàn cầu và được xem là mạng lớn nhất, phổ biến nhât hiện nay
3/ Các thành phần cơ bản của một mạng máy tính
Một hệ thống mạng có thể bao gồm các thành phần cơ bản như :
Thiết bị đầu cuối : các máy tính cá nhân, các thiết bị dùng internet dùng điểm truy cập như wifi phục vụ truyển tải dữ liệu cho người dùng.
Các đường kết nối :
- Connector : cổng mạng RJ-45, RJ-11,….phục vụ giao tiếp dữ liệu giữa đường truyền và NIC trên thiết bị.
- Devices tiếp nhận dữ liệu trên máy tính người dùng: NIC (card mạng có dây và không dây ). Thực hiện chuyển dữ liệu thành các dạng tín hiệu có thể truyền trên đường truyền như tín hiệu điện, ….
- Những thiết bị tập trung : Switch, hub, brigde có chức năng tập trung dữ liệu từ người dùng cuối.
- Thiết bị định tuyến đường truyền : (Router) thực hiện chức năng định tuyến (chọn đường đi tối ưu nhất) cho các dữ liệu đã được tập trung.
3/ Các đặc tính kỹ thuật của một mạng máy tính
- Speed : cho biết được tốc độ truyền tải dữ liệu được tính bằng đơn vị bps ( bit per second )
- Cost: các chi phí xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng một hệ thống mạng
- Security : tính bảo mật dữ liệu trong hệ thống mạng
- Availability : tính liên tục trong việc đảm bảo truy cập liên tục
- Reliability : độ tin cậy trên đường truyền, khả năng truyền dữ liệu ít mất mát và sự cố lỗi
- Topology : sơ đồ mạng thực hiện cho người quản trị biết được cách thức kết nối giữa các thiết bị trong một hệ thống và cách thức các luồng dữ liệu được truyền tải trong hệ thống
4/ Các sơ đồ đấu nối thiết bị trong một hệ thống mạng LAN
Có 2 loại sơ đồ chính để miêu tả cho mô tả cho một hệ thống mạng :
- Sơ đồ vật lý : Mô tả kết nối các thiết bị
- Sơ đồ luận lý : Mô tả cách thức mà các luồng dữ liệu truyền tải
Đấu nối thiết bị dạng hình sao : Dạng đấu nối mạng phổ biến nhất hiện nay
Hình 3 Star topology |
Mạng hình sao bao gồm một điểm trung tâm và các nút thông tin kết nối vào điểm trung tâm đó. Các nút thông tin là các thiết bị đầu cuối như máy tính, hay các thiết bị khác của mạng. Tại điểm trung tâm của mạng là nơi điều phối chính mọi hoạt động trong mạng với các chức năng:
- Chuyển tiếp dữ liệu giữa các nút (các máy tính với nhau).
- Nhận biết tình trạng của mạng, các nút ( các máy tính) đang nối kết mạng.
- Theo dõi và xử lý trong quá trình trao đổi thông tin
- Hoạt động theo nguyên lý kết nối song song, nên nếu có một thiết bị ở một nút bất kỳ bị hỏng hóc, thì mạng vẫn tiếp tục hoạt động và các host còn lại trong mạng vẫn hoạt động bình thường
- Là một kiểu đấu nối mạng đơn giản, dễ lắp đặt và có tính ổn định cao
- Có thể co giãn tùy theo nhu cầu của người sử dụng
Nhược điểm:
- Mở rộng mạng phải phụ thuộc vào thiết bị điều phối trung tâm
- Nếu thiết bị trun gtam6 bị lỗi hoặc hỏng hóc. Toàn bộ mạng sẽ bị tê liệt
- Khoảng các tối đa từ các nút đếntrung tâm bị hạn chế (Nhỏ hơn 100m)
Các thiết bị cần thiết trong mạng hình sao:
- Thiết bị trung tâm : HUB, Switch
- Cáp kết nối : Cáp đồng xoắn đôi
- Card giao tiếp mạng (NIC) cho từng nút
5/ Các hình thức kết nối Internet hiện nay
- ADSL (Asymetric Digital Subscriber Line): kỹ thuật sử dụng cáp đồng của mạng điện thoại, để kết nối cung cấp đường truyền Internet. Thông qua đường cáp điện thoại này. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp đường truyền đến điểm truy cập cho người dùng, thông qua đó người dùng có thể truy cập vào Internet
- FTTH (Fiber to the Home) và FTTB (Fiber to the building): kỹ thuật sử dụng đường cáp quang do nhà cung cấp dịch vụ triển khai đến hộ gia đình hay cơ quan, doanh nghiệp, để cung cấp đường truyền Internet. Đường cáp FTTH & FTTB cung cấp đường truyền, cho tốc độ cao hơn so với ADSL
- Leased Line: một loại hình truy cập Internet dành cho các doanh nghiệp. Các ISP sẽ cung cấp đường truyền đảm bảo về chất lượng dịch vụ truy cập Internet.